Vừa qua, nữ VĐV quyền anh người Ý, Angela Carini đã lên tiếng xin lỗi sau khi gây ra một cuộc tranh luận kéo dài tại Olympic Paris.
Angela Carini quyết định chấm dứt mọi sự tranh cãi xoay quanh việc cô đột ngột rút lui khỏi trận đấu quyền anh tại Thế vận hội Paris và gửi lời xin lỗi chân thành đến Imane Khelif, đối thủ của cô vào ngày hôm qua.
Võ sĩ 25 tuổi người Ý quỳ gối trong bất lực và xin bỏ cuộc chỉ sau 46 giây trong trận đấu vào ngày thứ 5 với Imane Khelif. Carini rời khỏi sàn đấu với nước mắt giàn giụa. Đồng thời, cô cũng từ chối bắt tay với Khelif, người đã cố gắng động viên cô sau thất bại.
Trò chuyện với tờ nhật báo La Gazzetta dello Sport, nữ VĐV quyền anh người Ý cho biết cô đã dành thời gian suy nghĩ về những gì đã qua và cảm thấy hối hận về hành động thiếu chín chắn của bản thân khiến cho Khelif phải nhận sự công kích không đáng có. Nữ võ sĩ cũng nói thêm rằng cô sẽ ôm Khelif nếu có cơ hội.
“Đó không phải là điều tôi dự định làm,” Carini nói, “Tôi tức giận vì Thế vận hội của tôi đã tan thành mây khói”.
“Tôi cũng xin lỗi với đối thủ của mình. Nếu IOC nói cô ấy có thể thi đấu, tôi tôn trọng quyết định đó.” (Sự việc đã gây ra cuộc tranh cãi về tiêu chí đủ điều kiện về giới tính)
Khelif là một võ sĩ nghiệp dư xuất sắc, từng giành huy chương bạc tại Giải vô địch Thế giới quyền anh của Hiệp hội Quốc tế năm 2022. Ở giải vô địch năm ngoái, Khelif đã bị tước quyền thi đấu ngay trước trận chung kết vì nồng độ testosterone được cho là quá cao.
Khelif được chẩn đoán mắc hội chứng DSD, một tình trạng hiếm gặp có thể dẫn đến mức testosterone cao hoặc các nhiễm sắc thể nam trong người được nuôi dưỡng như nữ.
Tuy nhiên, BTC Olympic đồng ý để cô thi đấu ở hạng cân của nữ tại Paris và bảo vệ việc tham gia của cô trước cuộc tranh luận nảy lên sau quyết định rút lui khỏi trận đấu của VĐV người Ý.
“Khelif được sinh ra là nữ, được đăng ký là nữ, sống cuộc đời như nữ, thi đấu quyền anh như nữ và có hộ chiếu nữ,” phát ngôn viên của IOC, Mark Adams, nói vào ngày thứ 6.
TT | Quốc gia | Tổng | |||
---|---|---|---|---|---|
1 | Mỹ | 40 | 44 | 42 | 126 |
2 | Trung Quốc | 40 | 27 | 24 | 91 |
3 | Nhật Bản | 20 | 12 | 13 | 45 |
4 | Úc | 18 | 19 | 17 | 54 |
5 | … | ||||
35 | Philippines | 2 | 0 | 2 | 4 |
37 | Indonesia | 2 | 0 | 1 | 3 |
44 | Thái Lan | 1 | 3 | 2 | 6 |
80 | Malaysia | 0 | 0 | 2 | 2 |
? | Việt Nam | 0 | 0 | 0 | 0 |