Vụ việc 2 võ sĩ được xác định là nam giới nhưng vẫn tham gia thi đấu hạng cân của nữ ở kỳ Olympic năm nay đã trở thành một trong những chủ đề nóng nhất của làng thể thao thế giới những ngày gần đây.
Dù Imane Khelif của Algeria và Lin Yu-Ting của Đài Loan đều từng bị loại khỏi giải vô địch thế giới năm ngoái sau khi được tổ chức quyền anh thế giới IBA (International Boxing Association) xác định là nam giới, nhưng cả hai vẫn được phép tham gia hạng cân của nữ ở Paris.
Khelif, võ sĩ từng thi đấu tại Thế vận hội Tokyo 2020, đã bị loại khỏi sự kiện sau khi không vượt qua kiểm tra giới tính trước trận chung kết, trong khi Yu-Ting bị tước huy chương đồng bởi kết quả tương tự. Mặc dù vậy, cả hai võ sĩ này đều sẽ thi đấu với các vận động viên nữ trong những ngày tới, sau khi các quan chức của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) khẳng định họ đáp ứng đủ tiêu chí đủ điều kiện để tham gia.
Claressa Shields, nhà vô địch quyền anh hạng nặng thế giới của nữ đã không thể kiềm chế sự tức giận của mình về quyết định cho phép hai võ sĩ không vượt qua kiểm tra giới tính thi đấu với nữ tại Thế vận hội Paris mùa hè năm nay.
“Vậy là họ cho đàn ông chiến đấu với phụ nữ ở Olympics, tôi không thể ủng hộ điều đó.
Đây là thông tin đau lòng dành cho những người phụ nữ. Giấc mơ của họ bị hủy hoại bởi một người đàn ông. Chuyên quái quỷ gì vậy?” Shields viết trên X.
Với hai huy chương vàng Olympic, lần lượt tại Thế vận hội London 2012 và Rio de Janeiro 2016, Claressa Shields đã là gương mặt đại diện cho quyền anh nữ trong nhiều năm liên tiếp.
Shields không phải là nữ võ sĩ duy nhất bày tỏ sự phản đối về vấn đề thi đấu của các võ sĩ chuyển giới tại Paris. Nhà cựu vô địch thế giới người Australia, Ebanie Bridges, cũng lên tiếng bày tỏ sự không tán thành.
“Thật là ghê tởm khi những người chuyển giới này thi đấu ở hạng cân nữ tại Thế vận hội… những người sinh ra là nam giới, thật là ghê tởm,” Bridges viết trên X. “Thật là kinh tởm khi Ủy ban Olympic cho phép những người này, dù vẫn trông giống nam, thi đấu với nữ.
“Và những người đàn ông sinh ra theo cách tự nhiên muốn thi đấu ở hạng cân nữ phải là những kẻ tàn ác hoặc có vấn đề gì đó, vì bất kỳ người đàn ông nào cũng biết họ mạnh hơn nữ và đó cũng là lý do tại sao việc đánh đàn bà là điều tồi tệ… sự khác biệt về giới tính thực sự tồn tại.”
TT | Quốc gia | Tổng | |||
---|---|---|---|---|---|
1 | Mỹ | 40 | 44 | 42 | 126 |
2 | Trung Quốc | 40 | 27 | 24 | 91 |
3 | Nhật Bản | 20 | 12 | 13 | 45 |
4 | Úc | 18 | 19 | 17 | 54 |
5 | … | ||||
35 | Philippines | 2 | 0 | 2 | 4 |
37 | Indonesia | 2 | 0 | 1 | 3 |
44 | Thái Lan | 1 | 3 | 2 | 6 |
80 | Malaysia | 0 | 0 | 2 | 2 |
? | Việt Nam | 0 | 0 | 0 | 0 |