Quảng cáo

Thể thao Việt Nam có thật sự đang tiến bộ hay không?

Hoàng Tùng Hoàng Tùng
Thứ hai, 09/10/2023 17:52 PM (GMT+7)

Thành tích của thể thao Việt Nam tại ASIAD vẫn khá khiêm tốn và nó chỉ ra nhiều vấn đề tồn đọng.

Ở ‘nhà’ là cá mập, ra ngoài là cá con

Tại kỳ SEA Games 32, Việt Nam đạt thành tích rất ngưỡng mộ khi dẫn đầu trên bảng tổng sắp mà không phải nước chủ nhà, thậm chí còn vượt xa các nước xếp sau. Chúng ta hơn Thái Lan 28 HCV, hơn Indonesia đến 50 HCV.

Tuy nhiên, những con số ấy lại không chứng minh được nhiều điều tại ASIAD 2023. Thái Lan mới là nước dẫn đầu tại Đông Nam Á với 12 HCV, gấp 4 lần so với Việt Nam. Đáng nói hơn, Việt Nam lần này tụt hẳn xuống vị trí thứ 6 sau cả Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore.

Tính rộng ra trong 40 năm qua, kể từ lần đầu tiên Việt Nam tham dự ASIAD New Delhi 1982, vị trí của Việt Nam so với các nước Đông Nam Á cũng chỉ dao động từ 5-7. Bước đột phá lớn nhất là lần xếp thứ 4 tại ASIAD 2018. 

387101208_355964583447605_1354389910737581984_n
Thứ hạng của Việt Nam qua các kỳ ASIAD. (Ảnh: Thể thao Việt Nam)

Thành tích tại ASIAD lần này đã khiến Trưởng đoàn thể thao Việt Nam - Đặng Hà Việt phải nói lời xin lỗi với NHM.

Phải chăng thể thao Việt Nam lại quan trọng SEA Games hơn ASIAD? Hay do chúng ta đã có những đi quá chậm rãi so với những đối thủ trong khu vực?

Đừng để những con số về thành tích ‘đánh lừa’

Trong tổng sống 27 huy chương giành được tại ASIAD, 3 trong 4 bộ môn mang đến đóng góp nhiều nhất là Karate, Cầu mây và Cờ tướng. Tuy nhiên, thành tích này lại không có gì đáng mừng bởi đây không phải những bộ môn Olympic, hãn hữu mới có thể xuất hiện tại một đại hội lớn.

Không những thế, 2 trong 3 HCV mà Việt Nam có được lại đúng vào 2 bộ môn không thuộc Olympic là Cầu mây và Karate. Về bộ môn Karate, dù không thể phủ nhận sự xuất sắc của các VĐV nhưng Việt Nam đã gặp may mắn khi nội dung kata (diễn quyền) đồng đội nữ, số lượng quốc gia tham dự vỏn vẹn chỉ là… 4 và toàn các nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Malaysia, Campuchia và Brunei.

Còn về cầu mây, đối thủ kỵ dơ nhất của Việt Nam là Thái Lan đã không tham dự, việc chúng ta có được HCV ở nội dung đội 4 người nữ cũng là điều dễ hiểu. Nên nhớ rằng tại 2 nội dung cầu mây 3 người nam và nữ có Thái Lan tham dự, Việt Nam đã đều để thua thuyết phục.

viet-nam-jpeg-1658972393-4339-1658972432
Các HCV của Việt Nam phần lớn không đến từ bộ môn Olympic. (Ảnh: Khaosod)

Tấm HCV bắn súng của Phạm Quang Huy dù là niềm vui ngoài mong đợi nhưng nhìn xa ra những VĐV trọng điểm như Phan Công Minh, Hà Minh Thành, Trịnh Thu Vinh trước đại hội tập tốt nhưng vào đại hội không có thành tích tương xứng. 

Ngược lại, những môn thể thao Olympic bất ngờ cho thấy dấu hiệu đi xuống. Bơi lội và điền kinh bấy lâu nay Việt Nam đã dần chứng tỏ vị thế ở SEA Games và giành được một số thành tích nổi bật tại các giải đấu quốc tế khác. Tuy nhiên, tại ASIAD lần này thu lại những đóng góp khiêm tốn và chưa cho thấy sự bứt phá cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai.

Dàn ngôi sao Nguyễn Thị Huyền, Bùi Thị Thu Thảo, Nguyễn Thị Oanh đều đã thi đấu không tốt, nguyên nhân là do các VĐV đều đã có tuổi và phải cày ải nhiều trong suốt 1 năm nay. Không những vậy, cũng đã xuất hiện nhiều VĐV nhập tịch từ các nước và họ có nền tảng thể chất rất tốt. Các thế hệ trẻ kế cận cũng chưa thực sự xuất hiện những cái tên nổi bật.

Môn bơi cũng chỉ có Nguyễn Huy Hoàng có được 2 HCĐ, nhưng thành tích này vẫn là đi thụt lùi so với 1 bạc, 1 đồng mà anh làm được 5 năm trước.

368863126_2631160483693062_102970433607789240_n (1)
Các môn Olympic trọng điểm có dấu hiệu thụt lùi. (Ảnh: FNBV)

Nguyên nhân do đâu?

Thực tế, thể thao Việt Nam không thiếu những VĐV Việt Nam tài năng. Nhưng để tài năng được đưa lên đỉnh cao thì cần có một chiến lược đầu tư, hệ thống đào tạo và vận hành tốt, HLV giỏi thì mới có thể làm được.

Theo trưởng đoàn thể thao Việt Nam - ông Đặng Hà Việt, những khó khăn mà chúng ta đang gặp phải là kinh tế, hệ thống tuyển chọn - đào tạo và xu thế thể thao thế giới. Kể cả khi xác định được môn thể thao trọng điểm, TTVN cũng chưa xây dựng được kế hoạch phát triển hoàn chỉnh, bài bản.

Sẽ còn 4 năm nữa để thể thao Việt Nam nhìn lại và đưa ra một phương án đúng đắn hơn. Liệu rằng chúng ta cần 1 lần gác lại những thành tích tại SEA Games để hướng tới Asiad, Olympic? Biển lớn vẫn còn bao la mà Việt Nam chưa được một lần được ‘đạp sóng’. Nếu không thực sự bắt tay vào nhìn nhận mình đang ở đâu, phải làm gì thì Olympic Paris 2024, hay 4 năm nữa thể thao Việt Nam sẽ lặp lại điều tương tự tại Asiad và ông Đặng Hà Việt lại phải xin lỗi NHM chăng? 

Không tìm thấy trận đấu nào.

Tin liên quan