Bên trong hang động 'đáng sợ nhất thế giới', nỗi ám ảnh về đại dịch
Hang Kitum, nằm trong ngọn núi lửa ngủ im ở trung tâm Vườn quốc gia Núi Elgon của Kenya được xem là hang động nguy hiểm nhất thế giới. Theo DailyMail, hang Kitum chứa một số mầm bệnh nguy hiểm nhất được biết đến của loài người.
Năm 1980, một kỹ sư người Pháp đã mắc virus Marburg và qua đời tại một bệnh viện ở Nairobi. Bảy năm sau, hang Kitum cướp đi một nạn nhân khác là cậu bé Đan Mạch đang du lịch cùng gia đình, thủ phạm là virus Ravn.
Theo các nhà khoa học, hang Kitum không chỉ thu hút voi mà còn là điểm đến của trâu rừng, linh dương, báo săn và linh cẩu Tây Kenya. Tất cả đã biến Kitum thành một ổ chứa vi khuẩn gây bệnh chéo từ động vật sang người.
Lần đầu khám phá hang Kitum, các nhà nghiên cứu hoang mang khi phát hiện những vết xước và cào cấu dọc theo các bức tường. Một số nhận định cho rằng đây là vết tích khi công nhân Ai Cập cổ đại khai quật địa điểm này để tìm kiếm vàng hoặc kim cương.
Sau này họ mới nhận ra rằng chính các con voi đã liên tục đào sâu và mở rộng hang động khi chúng đến đây để liếm muối trên vách đá. Hành động này cũng biến nơi đây thành nơi trú ẩn lý tưởng cho các loài dơi mang mầm bệnh.
Sau các vụ dịch ở thập niên 1980, Viện Nghiên cứu Quân y Hoa Kỳ (USAMRIID) đã tổ chức một cuộc thám hiểm vào hang động này để tìm ra nguồn gốc của các mầm bệnh, nhưng họ đã gặp nhiều khó khăn trong việc xác định chính xác loài vật chủ. Phải đến hơn 10 năm sau, họ mới phát hiện được RNA virus Marburg trong một con dơi quả Ai Cập khỏe mạnh bị bắt trong hang động.
Các ổ chứa của virus Marburg đã có mặt trong gan, lách và phổi của con dơi cái mang thai này.
Năm 2023, các đội ngũ y tế của WHO đã được triển khai khắp Châu Phi để ngăn chặn sự bùng phát trở lại của dịch virus Marburg. Loại virus này gần đây được tìm thấy trong nhiều hang động khác ở lục địa Châu Phi.
Các bác sĩ Mỹ cũng được cảnh báo cần chú ý tới nguy cơ xâm nhập của virus, khiến lo ngại virus Marburg có thể đang lây lan mà không được phát hiện. Theo WHO, virus Marburg được xem như mối đe dọa gây đại dịch tiếp theo bởi khả năng lây nhiễm rất cao và gây dịch dễ dàng. Nó lây từ dơi sang người và từ người sang người qua tiếp xúc chất dịch cơ thể bệnh nhân.
Virus Marburg có thể ủ bệnh trong cơ thể người nhiễm trong khoảng 2-21 ngày trước khi gây ra các triệu chứng. Nhưng các dấu hiệu cảnh báo, khi chúng xuất hiện, ban đầu trông giống với các bệnh nhiệt đới khác như Ebola và sốt rét.
Hiện không có thuốc điều trị cho virus này. Các bác sĩ chỉ có thể giảm triệu chứng cho bệnh nhân.
Theo Daily Mail
- Thầy cũ ở châu Âu của Filip Nguyễn ứng tuyển dẫn dắt ĐT Việt Nam
- Cựu 'Pháo thủ' chỉ ra cái tên thảm họa của đội bóng
- CĐV Malaysia bi quan khi đội nhà gặp U23 Việt Nam
- Nguyễn Trần Duy Nhất gặp lại người quen Denis Puric ở ONE 167
- Toyota Land Cruiser đời mới ra mắt tại quê nhà: Không còn tùy chọn hybrid, giá quy đổi từ 855 triệu đồng
- Cuộc đua Quả bóng vàng 2024: Top 1 xứng đáng, Messi vẫn có vị trí rất cao
- HLV Kim Sang Sik dùng 'chiêu tâm lý' cho ĐT Việt Nam trước AFF Cup
- Amad Diallo tỏa sáng, MU hạ đẹp PAOK tại Old Trafford
- ĐT Đức triệu tập, lạ lùng khi điền tên sao ĐTQG Latvia
- Osimhen chói sáng, Tottenham thua đau trận đầu tiên tại Cúp C2
- Nkunku cú đúp, Chelsea hủy diệt Noah tại đấu trường châu Âu
- Deschamps giải thích quyết định loại Mbappe khỏi ĐT Pháp
- Kylian Mbappe chính thức bị loại khỏi danh sách ĐT Pháp
- FIFA Club World Cup 2025: Gây bức xúc, không cho đường lui
- Barca chính là ứng viên số 1 vô địch Champions League