Sau khi con số thương vong được chức trách Indonesia xác nhận lên tới con số 187 người, thảm kịch tại sân Kanjuruhan đã trở thành một trong những thảm kịch bóng đá nặng nề nhất lịch sử.
Bóng đá Indonesia vừa trải qua thảm kịch kinh hoàng nhất trong lịch sử. Trong trận đấu được tổ chức trên sân vận động Kanjuruhan, Malang Regency diễn ra hôm thứ Bảy 1/10, Persebaya đã giành chiến thắng trước Arema tại giải VĐQG Indonesia.
Tuy nhiên, ngay sau khi tiếng còi mãn cuộc vang lên, vụ bạo loạn đã nổ ra. Bất mãn với trận thua của đội chủ nhà Arema, hàng nghìn CĐV với cái đầu nóng đã tràn xuống sân. Số người hoảng loạn tăng lên nhanh chóng và giẫm đạp lên nhau tìm đường rời khỏi sân, gây ra thảm kịch kinh hoàng nhất lịch sử.
Theo thống kê mới nhất, số nạn nhân thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại sân Kanjuruhan hiện đã lên tới 187 người. Đây được cho là một trong những vụ dẫm đạp tại sân vận động nghiêm trọng nhất trên thế giới.
Theo thống kê Top 10 thảm kịch nặng nề nhất lịch sử bóng đá thế giới, vụ việc vừa xảy ra tại Indonesia xếp thứ 2 về số thương vong. Chỉ đứng sau thảm kịch tại Lima. Cụ thể, trận Peru tiếp Argentina ngày 23-5-1964 trên sân quốc gia ở thủ đô Lima, cảnh hỗn loạn trên sân đã giết chết 320 người và 1 ngàn người bị thương.
Xếp thứ 3 là thảm kịch tại Ghana ngày 10-5-2001 với 120 thương vong. Đứng ngay sau là thảm họa nổi tiếng nhất bóng đá thế giới mang tên Hillsborought. Cuộc bạo loạn trong trận bán kết FA Cup giữa Liverpool và Nottingham Forest ngày 15-4-1989 khiến 96 người hâm mộ của Liverpool thiệt mạng.
Xếp thứ 5 là thảm họa tại Guatemala năm 1996 khi trước trận đấu vòng loại World Cup giữa Guatemala và Costa Rica, bạo động đã xảy ra làm 78 người chết và 180 người bị thương. Thứ 6 là sự kiện CĐV hai đại kình địch của bóng đá Scotland là Celtic và Rangers đánh nhau ngày 2-1-2971 làm 66 người chết và hàng trăm người bị thương.
Holligan Anh quốc cũng là thủ phạm trong trận Bradford - Lincoln City của Anh, CĐV hai đội gây hấn nhau trên khán đài rồi ném lửa vào nhau gây cháy sân làm 56 người chết ngày 11-5-1985. Thảm kịch thứ 8 là thảm kịch chen lấn tại Ai Cập ngày 17-2-1974 khi 80 ngàn người chen nhau vào sân chỉ có sức chứa 40 ngàn người để rồi 48 người ra đi mãi mãi.
Xếp thứ 9 là ở trận đấu giữa Orlando Pirates và Kaizer Chiefs ở giải vô địch Nam Phi ngày 11-4-2001. CĐV hai đội lao vào gây hấn nhau rồi dẫn đến ẩu đả, bạo động làm chết 47 người. Xếp cuối trong Top 10 cũng là một thảm họa nổi tiếng, đó là thảm họa Heysel (Bỉ) trong trận chung kết cúp châu Âu giữa Juventus và Liverpool khiến 39 NHM của hai đội thiệt mạng.
CĐV Indonesia bi quan, chào tạm biệt bóng đá sau thảm kịch Kanjuruhan