Quảng cáo

5 triết lý giúp Mazda luôn được xem là "bậc thầy" thiết kế ngành ô tô

Trang Trang
Thứ tư, 17/05/2023 13:45 PM (GMT+7)
A A+

Mazda luôn đem đến những mẫu xe có thiết kế rất bắt mắt, sang trọng vượt thời gian dù là thiết kế của một chiếc xe thể thao hai chỗ nhỏ gọn hay là một chiếc SUV gia đình.

Làm thế nào để Mazda có thể "thổi hồn" vào thiết kế trên những mẫu xe của họ? Có một vài lý do.

1. Utsuroi - Chơi đùa với ánh sáng và bóng tối

Cách ánh sáng tương tác với màu sơn, đặc biệt là lớp sơn có nhiều lớp luôn là yếu tố được Mazda coi trọng.

Trong văn hóa Nhật Bản, cách ánh sáng và bóng tối thể hiện trên một bề mặt được gọi là Utsuroi. Và các nhà thiết kế của Mazda đã tận dụng điều này.

1121475

Đường cong tinh tế của thân xe cùng với lớp sơn nhiều lớp tạo ra một thứ gì đó đa chiều hơn hình dáng vốn có của nó. Ví dụ, bóng đổ khiến cho lớp sơn bên dưới sẫm màu hơn, chẳng hạn như với màu Artisan Red trên mẫu xe CX-90 mới.

Để tối ưu hóa hiệu ứng này, Mazda đã tạo ra sự lồi lõm trên các bề mặt, nhờ đó mà ánh sáng sẽ tự tạo ra màu sắc cho chiếc xe.

2. Không gian trống và độ cong

Ma và Sori là hai khái niệm Nhật Bản tiếp theo được Mazda vận dụng trong thiết kế ô tô.

Ma có nghĩa là vẻ đẹp và sự hài hòa của không gian trống. Điều này thường được Mazda áp dụng với các mặt bên của xe. 

1121481

Thay vì tạo ra các nếp gấp và những đường dốc sắc nét thì Mazda lại để cho ánh sáng tự tạo ra những đường nét hấp dẫn này.

Sori có nghĩa là những đường cong cân đối và linh hoạt. Theo đó, độ cong phải được thực hiện một cách cân bằng để chiếc xe trông không quá cồng kềnh hay quá giống một concept nào đó.

Ngôn ngữ thiết kế của Mazda là sự kết hợp giữa Ma, Sori và Utsuroi. Từ đó mang đến những thiết kế được nhiều người dùng yêu thích hiện nay.

Tuy nhiên, thiết kế hoàn hảo thực chất không chỉ có 3 nguyên tắc này.

3. Nghệ thuật sử dụng màu sắc

Màu sắc được Mazda sản xuất đều rất hấp dẫn người dùng, không đơn thuần chỉ là màu đỏ hoặc trắng hay màu pha.

Thay vào đó, Mazda "chơi đùa" với các lớp sơn, độ dày của các lớp sơn cuối hay thậm chí là cách sơn được sơn lên xe.

Mazda sử dụng phương pháp "Takuminuri", được ghép từ hai từ tiếng Nhật là Takumi (nghệ nhân bậc thầy) và Nuri (lớp sơn).

1121482

Theo đó, các lớp sơn sẽ được sơn dựa theo chuyển động của các nghệ nhân con người. Đây là một phương pháp không thể thiếu trong các thiết kế của Mazda.

Mỗi màu sắc mà Mazda lựa chọn cho các mẫu xe đều được cân nhắc rất cẩn thận.

Thay vì đưa ra hàng tá màu sắc để lựa chọn, mỗi màu sắc của nhà Mazda đều có một nền tảng và ý nghĩa riêng - một cảm xúc hoặc một đặc điểm cụ thể nào đó mà nó cần tuyền tải.

4. Yếu tố con người

Đôi khi, thiết kế của ô tô có thể hoàn hảo về mọi mặt khi nó đứng một mình nhưng lại đem đến cảm giác thiếu kết nối với người dùng. Ví dụ như đèn LED, một thiết kế độc đáo nhưng kèm theo đó là sự lạnh lùng.

Để khắc phục điều này, Mazda đã kết hợp nhịp tim của con người với hệ thống đèn báo rẽ. Đèn xe không bật tắt theo cách thức truyền thống nữa. Nhịp điệu này cũng giúp người dùng có cảm giác gần gũi hơn với chiếc xe.

1121467

Mazda CX-30 chính là mẫu xe đầu tiên áp dụng công nghệ này, với thời gian chiếu sáng được điều chỉnh tăng theo phần trăm giây để đảm bảo sự hoàn hảo.

Atsushi Yoshida cho biết: "Tôi muốn truyền cảm giác sống động vào đèn xi-nhan - một cảm giác thể hiện khái niệm Xe hơi hơn là Nghệ thuật. Tôi đã quan sát các dạng sóng của nhịp tim nhấp nhô, kéo dài và giảm dần, dẫn đến tín hiệu rẽ thể hiện sự ấm áp mà đèn LED thường không thể".

5. Tạo kiểu khuôn mặt cho đèn trước

Mazda đã đạt giải vàng vào năm 1989 khi ra mắt mẫu Miata do Shunji Tanaka thiết kế.

Khuôn mặt của chiếc xe được lấy ý tưởng từ mặt nạ kịch Noh của Nhật Bản. Chính điều này đã giữ lại ngôn ngữ thiết kế Kodo, và đó là điều mà các thiết kế tuyệt vời nhất của Mazda đều có.

1121486

Hơn nữa, những thiết kế này đã tận dụng yếu tố "pareidolia" - có thể hiểu là nhìn thấy khuôn mặt trong các vật thể vô tri vô giác. Mazda đã tận dụng điều này để tạo ra những thiết kế cộng hưởng với bất kỳ ai nhìn vào chúng.

Xem thêm