Theo thống kê mà chúng tôi ghi nhận, có đến 18 đội bóng chuyền nam, nữ đã hoàn toàn biến mất khỏi bản đồ bóng chuyền Việt Nam qua 18 mùa giải, tức là trong 2 thập niên qua.
Sau năm 18 năm kể từ khi giải bóng chuyền VĐQG bắt đầu tổ chức mùa bóng đầu tiên vào năm 2004 đến nay, làng bóng chuyền Việt Nam đã chứng kiến những đội bóng giải thể với nhiều lý do khác nhau. Theo thống kê mà chúng tôi vừa ghi nhận lại, có đến 18 đội bóng chuyền nam, nữ đã biến mất khỏi bản đồ bóng chuyền Việt Nam trong 2 thập niên qua.
Đây thực sự là 1 con số đáng để suy ngẫm đối với các đội bóng vẫn còn trụ được đến thời điểm hiện tại. Với nhiều lý do mà các đội bóng không thể tiếp tục hoạt động đã để lại sự tiếc nuối to lớn cho NHM bóng chuyền nước nhà trong suốt thời gian qua.
Các đội bóng chuyền nam |
Đội QK5: Tham dự 2004-2005, 2006, 2008-2012 sau đó rớt hạng. |
Đội QK7: Tham gia 2 lần vào năm 2010-2011. |
Đội QK9: Góp mặt 2004-2006, 2009-2012, 2014. |
VLXD Biên Hòa: Tham dự từ năm 2004 đến 2010. |
Đức Long Gia Lai: Đầu tiên lấy tên SXKT Gia Lai năm 2004 và rớt hạng trong năm, đến năm 2012 thì thăng hạng với tên gọi là Đức Long Gia Lai và giành được chức Á Quân. Một năm sau đó, đội lên ngôi VĐQG 2013 và trở thành thế lực của bóng chuyền nam Việt Nam lúc bấy giờ. Mùa giải 2014, đội cán đích với vị trí Á quân và biến mất khỏi làng bóng chuyền Việt Nam sau mùa giải 2015. |
Tập đoàn dầu khí QGVN: Đội chỉ tham dự 5 mùa giải từ năm 2009 đến năm 2013 sau đó giải thể. |
Dệt Thành Công: Là đội bóng thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, tham dự 3 mùa bóng từ năm 2006-2009. |
Bưu điện TP.HCM: Đội chỉ tham dự đúng một mùa giải vào năm 2004 và rớt hạng. |
Công An Vĩnh Phúc: Góp mặt 4 lần tại giải VĐQG kể từ năm 2011-2014 |
Quân đoàn 4: Là đội bóng trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, còn gọi là Binh đoàn Cửu Long, là một trong 4 quân đoàn chủ lực cơ động của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tham dự 17 mùa giải kể từ năm 2004, đội đã đạt được HCĐ vào năm 2005 và 2006, đội hạng 4 vào các năm 2008, 2015, 2017. |
Các đội bóng chuyền nữ |
Giấy Bãi Bằng: Tham dự 11 mùa bóng vào các giai đoạn 2004-2011, 2013-2015 với 2 lần xếp vị trí thứ 3 vào năm 2004 và 2007. Đây cũng là đội bóng duy nhất trong 8 đội nữ đã giải thể lọt vào top 4 giải VĐQG. |
Phòng Không - Không Quân: Là đội bóng trực thuộc Bộ Quốc phòng, một trong ba quân chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Mặc dù góp mặt ở giải VĐQG đến 9 lần (2004-2006, 2009-2012, 2014-2015) nhưng đội bóng không giành được thứ hạng cao. |
Than Hà Tu: Không được đầu tư chặt chẽ, sau 3 năm hoạt động giải giải VĐQG (2004-2007) thì đội bóng chuyền nữ Than Hà Tu quyết định giải thể. |
Xây lắp dầu khí Thái Bình Dương: Tham gia 2 mùa bóng vào năm 2012 và 2013. |
Domeco Đồng Tháp: Đến với đường đua, đội bóng miền Tây nhanh chóng lên chơi giải VĐQG 2004 nhưng lực lượng quá yếu và biến mất khỏi làng bóng chuyền Việt Nam chỉ sau 1 lần tham dự. |
Cao su Phú Riềng: Tham dự giải VĐQG vào lúc các thế lực bóng chuyền nữ Việt Nam trong giai đoạn vàng, Cao su Phú Riềng chấp nhận thất bại và rời giải sau 5 lần 5 tham dự (2009-2010, 2012-2014). |
Hà Nam: Đội bóng chuyền nữ Hà Nam tham dự giải bóng chuyền VĐQG năm 2006 và giải thể. |
Hà Tây: Giống như Hà Nam, Hà Tây cũng tham dự đúng 1 mùa bóng tại giải VĐQG 2008 sau đó không còn hoạt động. |
Trực tiếp PFU BlueCats vs Hisamitsu Springs: Thanh Thúy gặp khó?
Đương kim VĐQG nhận tài trợ khủng sau chức vô địch thứ 12