Nhảy dây là một bài tập đơn giản được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên nếu tập luyện không đúng cách thì cũng tiềm ẩn khá nhiều nguy hại cho cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu các tác hại của nhảy dây trong bài viết dưới đây nhé.
Ngoài những lợi ích mà nhảy dây mang lại cho nam giới như trên, thì nó còn có thể gây ra một vài rủi ro nếu chúng ta không nhảy dây đúng cách.
1. Có nguy cơ về chấn thương xương khớp, đau chân
Nhảy dây có rất nhiều tác dụng, tuy nhiên, đây cũng là bài tập phải chịu lực dội lại khá lớn từ mặt đất. Có thể dẫn đến ảnh hưởng xương khớp, đặc biệt quan trọng là vùng xương chân.
Vì vậy, cần lựa chọn một đôi giày nhảy tối ưu, giảm thiểu tác động lực dội lại.
2. Nhảy dây ở cường độ quá cao có thể gây bong gân
Trong quá trình nhảy dây, đôi chân sẽ phải vận động liên tục. Cho nên, nếu bạn thực hiện sai kỹ thuật, không đúng cách thì chắc chắn đôi chân sẽ bị ảnh hưởng nhiều.
Chấn thương thường thấy là bong gân nếu số lần thực hiện liên tục, quá nhiều. Và phụ thuộc vào cân nặng của người nhảy tương ứng sẽ là số lần bật nhảy phù hợp.
Bởi vậy, bạn nên khởi động, làm nóng cơ thể kỹ trước khi bắt đầu động tác nhảy dây chính. Điều này giúp cơ thể thích nghi và tránh được những chấn thương khi chưa quen cường độ tập.
Nên bắt đầu từ cường độ và thời tập từ chậm đến nhanh để cơ thể có thời gian quen dần. Điều này giúp cơ thể nâng cao sức khỏe, dẻo dai và thích nghi cường độ tập luyện tốt nhất.
3. Dẫn đến tình trạng mất nước
Nhảy dây sai kỹ thuật có thể khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ mất sức. Khi bạn gồng mình thực hiện động tác nhảy dây, sẽ khiến cho mồ hôi tiết ra nhiều, gây mất nước.
Nghiêm trọng hơn thì tình trạng này có thể làm bạn khó chịu, ngất xỉu. Chính vì vậy, tuyệt đối không tập liên tục với cường độ cao (hơn 10 phút mỗi lần) khi mới bắt đầu bộ môn này.
Nên bổ sung nước (nước khoáng) trong suốt quá trình tập nhằm hạn chế tình trạng mất nước, mất sức của cơ thể.
4. Gây hại cho hệ tim mạch
Tác hại tiếp theo của nhảy dây chính là có thể gây hại cho hệ tim mạch, nếu nhảy với cường độ không phù hợp.
Đặc biệt, nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về xương khớp hay tim mạch thì nên cẩn thận khi tập luyện môn thể thao này.
Hoặc tốt hơn hết là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để không gây ra tình huống xấu.
5. Bắp chân to
Tác hại của nhảy dây sai kỹ thuật cuối cùng mà bạn có thể gặp phải chính là tình trạng bắp chân to, nó sẽ thật tệ hại nếu bạn là phụ nữ.
Bởi bắp chân to sẽ gây trở ngại trong việc diện các bộ cánh ngắn. Nhảy sai cách, nhảy liên tục mà không có cường độ phù hợp dẫn tới chân to lên.
Bạn nên tập từ 3 đến 5 lần một tuần với cường độ thích hợp. Cùng với đó là kết hợp thêm các bài tập thể dục khác để rèn luyện sức khỏe một cách toàn diện và toàn bộ phận.
6. Sa tinh hoàn
Nhảy dây là bài tập có biên độ dao động khá lớn, tần xuất dao động cũng cao, và liên tục. Nam giới cần phải chú ý mặc những quần xì thể thao có đủ độ ôm và nâng tối đa. Hỗ trợ giảm thiểu bị xệ tinh hoàn.
7. Chấn thương khớp
Như đã nói ở trên, đây là một trong những bài tập sức bền, nên dù ít nhưng nó vẫn sẽ tác động một lực ngược trở lại chân.
Cần nhảy dây đúng kỹ thuật, với cường độ phù hợp, từ chậm tới nhanh, từ thời gian ngắn đến dài để các khớp chân có thời gian thích nghi và củng cố dần.
Tuyệt đối không nên ép bạn thân tập quá sức, nếu là người có vấn đề về xương khớp cũng nên tránh bài tập này.
8. Mất cơ bắp
Nhảy dây là một bài tập cardio, rèn luyện sức bền, có tác dụng giảm mỡ vô cùng hiệu quả. Chỉ nên tập luyện đến khi cơ thể đã hết mỡ, săn chắc thì bắt đầu chuyển sang các bài tập cường độ cao để xây dựng cơ.
Nếu thực hiện nhảy dây trong một thời gian dài sau khi đã giảm hết mỡ, rất có thể bạn sẽ bị mất dần cơ bắp.
>>Tin liên quan: Bài tập nhảy dây giảm cân đúng cách cho người bận rộn
Với những chia sẻ ở trên, hy vọng các bạn có thể giảm thiểu tối đa tác hại của nhảy dây cũng như hạn chế ảnh hưởng trong quá trình thực hiện.