Nhảy dây là một bài tập đơn giản và được mọi người ở nhiều lứa tuổi yêu thích. Vậy nhảy dây có giúp tăng chiều cao không? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
NHẢY DÂY TÁC ĐỘNG ĐẾN CHIỀU CAO NHƯ THẾ NÀO?
Nhảy dây là bài tập không cần quá nhiều kỹ thuật giúp ai cũng có thể thực hiện. Rất nhiều người thắc mắc nhảy dây có tác dụng gì? Nhảy dây có tăng chiều cao không? Câu trả lời là có nhé.
Đây là bài tập nằm trong top đầu các bài tập tăng chiều cao hiệu quả nhất tại nhà dành cho mọi lức tuổi.
1. Giúp kéo giãn các khớp xương
Việc bật nhảy qua dây khiến dây chằng và các cơ xương co giãn liên tục, làm tăng tính đàn hồi của dây chằng và kích thích chúng phát triển. Điều này giúp các mô xương và sụn xương được phát triển, thúc đẩy chúng dài ra nhanh hơn.
Khi nhảy dây, cơ lưng và cột sống cũng được kéo căng, đĩa đệm cột sống được mở rộng. Mặt khác, đầu gối uốn cong trong động tác nhảy dây giúp cơ bắp vùng chân mở rộng theo hướng thẳng đứng, hỗ trợ chiều cao phát triển tốt hơn.
2. Kích thích hormone tăng trưởng
Nhảy dây cũng giúp cơ thể sản sinh ra hormone tăng trưởng (HGH) nhiều hơn. Đây chính là hormone giữ vai trò thúc đẩy tế bào cơ xương cùng nhiều cơ quan khác trong cơ thể phát triển.
Bởi vậy, khi hormone HGH sản sinh ra càng nhiều, cơ thể bạn sẽ càng nhận được nhiều lợi ích để phát triển chiều cao.
3. Giúp cơ thể trở nên thon gọn và nhìn cao lớn hơn
Không chỉ là một phương pháp tăng chiều cao hiệu quả, nhảy dây giảm cân cũng rất được nhiều chị em ưa chuộng.
Trong quá trình nhảy dây, cơ thể phải bật nhảy liên tục, giúp tác động và đốt cháy nhiều mỡ và calo dư thừa. Nhờ vậy giúp bạn giảm cân, có được vóc dáng mảnh mai, thon gọn hơn, tạo cảm giác bạn trở nên cao ráo hơn vậy.
NHẢY DÂY GIÚP TĂNG BAO NHIÊU CENTIMET
Nhảy dây tăng chiều cao là một hình thức tăng chiều cao tự nhiên, cần phải kiên trì trong một khoảng thời gian tương đối dài mới nhận thấy rõ hiệu quả.
Thường sẽ mất từ 6 tháng đến 1 năm, và mức độ hiệu quả sẽ phụ thuộc vào từng độ tuổi, cụ thể là:
Đối với trẻ em (Từ 1 tuổi - tuổi dậy thì): tăng 5 - 7cm/năm
Tuổi dậy thì (Từ 11 - 18 tuổi): tăng 8 - 15cm/năm
Tuổi trưởng thành: Tăng rất chậm, chỉ từ 1 - 3 cm/năm.
CÁCH NHẢY DÂY TĂNG CHIỀU CAO
Dưới đây là 3 cách để nhảy dây tăng chiều cao đạt hiệu quả tối đa.
1. Kỹ thuật nhảy dây tăng chiều cao
1.1. Nhảy dây 2 chân cơ bản
Đây là cách nhảy dây đơn giản và dễ thực hiện nhất. Khi làm theo cách này, bạn sẽ nhảy bằng cả hai chân.
Cách thực hiện:
Chọn một dây nhảy phù hợp với tỷ lệ cơ thể để không bị vấp hoặc gây khó khăn cho việc nhảy.
Bắt đầu nhảy, bật cả hai chân qua dây và tiếp đất cũng bằng hai chân.
Khi nhảy, không cần nhảy quá cao, chỉ cần nhảy với lực vừa đủ để chân vượt qua dây.
Nhảy liên tục trong vòng 1 phút, nghỉ giữa giờ và tiếp tục nhảy.
1.2. Nhảy đổi chân
Cách nhảy dây này tăng độ khó cho bài tập cũng như tạo sự thú vị trong lúc tập luyện.
Cách thực hiện:
Tư thế bắt đầu của bài tập nhảy dây tăng chiều cao đổi chân trước sau tương tự như tư thế nhảy dây cơ bản.
Điểm khác nhau nằm ở vị trí chân khi thực hiện bật nhảy.
Khi dây đến điểm chạm, bạn sẽ nhấc 1 chân lên trước vượt qua dây rồi mới tới chân tiếp theo, tương tự như khi bạn chạy bộ.
Thực hiện luân phiên cả hai chân.
1.3. Nhảy 1 chân
Đây là một cách nhảy nâng cao và tương đối khó hơn so với hai kỹ thuật trên.
Cách thực hiện:
Bắt đầu bằng tư thế đứng thẳng với 1 chân co, 1 chân duỗi, dây nhảy để phía sau gót chân.
Khi dây tới điểm chạm, bật nhảy chân đang duỗi và giữ nguyên chân co.
Thực hiện nhảy qua dây với chân duỗi 5 - 8 lần, sau đó đổi chân và thực hiện tương tự.
2. Tốc độ
Theo như chia sẻ của nhiều huấn luyện viên thể dục, để tăng chiều cao bạn nên duy trì tốc độ nhảy dây 60 - 70 nhịp/phút.
Sau khi tập luyện được 2 hiệp thì tăng tốc lên với vận tốc tối đa tùy theo khả năng của mình. Hiệp cuối khi gần kết thúc bài tập, bạn giảm tốc độ khoảng 50 - 60 nhịp/phút.
3. Dinh dưỡng
Nhảy dây không thôi chưa chắc đã giúp bạn tăng chiều cao hiệu quả, bạn cần phải kết hợp luyện tập với một thực đơn tăng chiều cao khoa học nữa.
Những bữa ăn giàu chất đạm, vitamin và khoáng chất, sử dụng tinh bột chuyển hóa chậm, một lượng vừa đủ chất béo là những lựa chọn lý tưởng.
Dưới đây là những nhóm thực phẩm bạn nên ăn khi tập luyện:
Tinh bột: Khoai lang, các ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt,...
Chất đạm: Trứng, phô mai, sữa chua, cá hồi, cá ngừ, thịt gà,...
Chất béo: Trái bơ, quả hạch, các loại hạt, trái cây hoặc hoa quả sấy khô,...
Canxi: Rau lá xanh (đặc biệt là rau cải), trái cây mọng, hải sản, sữa,...
Vitamin D: Cá béo, thịt đỏ, gan, lòng đỏ trứng, đậu nành,...
Kẽm: Hàu, đậu phụ, thịt bò, yến mạch,...
NHẢY DÂY BAO NHIÊU PHÚT ĐỂ TĂNG CHIỀU CAO?
Nên duy trì tập từ 3 - 5 buổi/tuần, mỗi buổi khoảng 30 phút.
Khi bắt đầu tập, có thể nhảy 50 - 70 nhịp/phút để làm nóng cơ thể, sau đó nghỉ 5 phút và nâng nhịp lên từ từ.
NHẢY DÂY VÀO THỜI ĐIỂM NÀO ĐỂ TĂNG CHIỀU CAO
Với bài tập nhảy dây, bạn có thể sắp xếp lịch tập vào bất cứ khi nào bạn rảnh rỗi. Tuy nhiên theo các chuyên gia, chiều tối là thời điểm tốt nhất để nhảy dây tăng chiều cao.
Chiều tối là lúc nhiệt độ cơ thể bạn đang ở mức cao, nhảy dây vào thời gian này sẽ giúp cơ thể săn chắc hơn, tăng cường chức năng của tim, phổi, tăng sự dẻo dai, linh hoạt cho cơ thể.
Ngoài ra, nhảy dây buổi chiều tối còn kích thích hệ xương khớp kéo dài, hỗ trợ tăng trưởng chiều cao rất tốt.
LỊCH NHẢY DÂY TĂNG CHIỀU CAO TRONG 1 THÁNG
Tuần 1
Các ngày trong tuần | Bài tập nhảy dây tăng chiều cao |
Thứ 2 | 50 nhịp/ngày |
Thứ 3 | 150 nhịp/ngày |
Thứ 4 | 90 nhịp/ngày |
Thứ 5 | Nghỉ |
Thứ 6 | 150 nhịp/ngày |
Thứ 7 | 125 nhịp/ngày |
Chủ nhật | 165 nhịp/ngày |
Tuần 2
Các ngày trong tuần | Bài tập nhảy dây tăng chiều cao |
Thứ 2 | Nghỉ |
Thứ 3 | 150 nhịp/ngày |
Thứ 4 | 200 nhịp/ngày |
Thứ 5 | 150 nhịp/ngày |
Thứ 6 | Nghỉ |
Thứ 7 | 235 nhịp/ngày |
Chủ nhật | 150 nhịp/ngày |
Tuần 3
Các ngày trong tuần | Bài tập nhảy dây tăng chiều cao |
Thứ 2 | 310 nhịp/ngày |
Thứ 3 | 150 nhịp/ngày |
Thứ 4 | Nghỉ |
Thứ 5 | 350 nhịp/ngày |
Thứ 6 | 150 nhịp/ngày |
Thứ 7 | 385 nhịp/ngày |
Chủ nhật | 150 nhịp/ngày |
Tuần 4
Các ngày trong tuần | Bài tập nhảy dây tăng chiều cao |
Thứ 2 | Nghỉ |
Thứ 3 | 425 nhịp/ngày |
Thứ 4 | 150 nhịp/ngày |
Thứ 5 | 465 nhịp/ngày |
Thứ 6 | Nghỉ |
Thứ 7 | 500 nhịp/ngày |
Chủ nhật | 150 nhịp/ngày |
LƯU Ý KHI THỰC HIỆN NHẢY DÂY TĂNG CHIỀU CAO
Chuẩn bị một dây nhảy phù hợp là có thể duy trì bài tập trong vài tháng đến nhiều năm. Tiêu chuẩn chọn dây nhảy là phải có chiều dài tương thích với chiều cao của người nhảy.
Khi nhảy dây, bạn nên chọn không gian rộng rãi, bằng phẳng, không có vật cản để quá trình xoay tay và bật nhảy diễn ra thoải mái nhất, tăng hiệu quả tập luyện cao nhất.
Cần khởi động kỹ càng trước khi nhảy dây, đặc biệt là phần cổ tay, cổ chân và khớp gối. Sau khi luyện tập, cơ thể sẽ mệt vì mất nhiều năng lượng, tuy nhiên bạn không nên ăn gì ngay mà nên nghỉ ngơi, thả lỏng người hoặc đi bộ nhẹ nhàng.
Nếu tập luyện ngày một ngày hai, chiều cao của bạn không thể tăng lên được. Việc nhảy dây cần được thực hiện hàng ngày. Bạn nên duy trì hoạt động này lâu dài và đều đặn để mang lại hiệu quả cao nhất.
Bạn không cần tập quá sức ở lần đầu, nếu áp lực lên cơ thể của bạn quá lớn có thể dẫn đến áp lực tim và cũng có thể gây hại cho khớp của bạn. Thay vào đó, tập với cường độ tăng dần sẽ giúp các cơ được kích thích từ từ, dần làm quen với nhịp điệu tập luyện và giúp bạn đạt hiệu suất cao nhất.
Cần nhảy dây đúng kỹ thuật, điều chỉnh đúng tư thế và có các thao tác khởi động làm nóng và thư giãn làm nguội các cơ. Tập luyện sai kỹ thuật có thể dẫn đến tình trạng chấn thương, làm gián đoạn quá trình tập luyện cũng như sự phát triển của xương.
Cần có các khoảng nghỉ hợp lý giữa các buổi tập nhảy dây. Trong một tuần bạn có thể tập 5 ngày và nghỉ 2 ngày để cơ bắp được thư giãn.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc "nhảy dây có tăng chiều cao không". Hy vọng bạn có thể kiên trì với bài tập nhảy dây để có thể tăng chiều cao một cách hiệu quả.