Chấn thương cổ tay khi tập gym: Nguyên nhân, triệu chứng & cách xử lý

Mạc Thu Trang Mạc Thu Trang
Thứ sáu, 05/03/2021 08:44 AM (GMT+7)
A A+

Xử lý chấn thương cổ tay kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe, tiến độ tập luyện cũng như các hoạt động ngoài đời sống.

Chấn thương cổ tay khi tập gym rất phổ biến, không chỉ đối với những người tập thể hình mà bất kỳ môn thể thao nào cũng vậy. Nó gây ra cảm giác cực kỳ khó chịu với người tập thể hình và không dễ để phục hồi.

Tham khảo bài viết sau để biết cách xử lý và phòng tránh chấn thương cổ tay khi tập gym.

Triệu chứng chấn thương cổ tay

Đối với những người mới tập gym thường sẽ dễ bị chấn thương cổ tay do tập sai cách và không có đồ bảo hộ. Nếu thấy những triệu chứng này thì bạn đã gặp chấn thương cổ tay:

- Đau cổ tay âm ỉ nhiều ngày, thấy nhói khi xoay cổ tay hay lật bàn tay. Ở vị trí cạnh xương lồi của cổ tay cũng bị đau.

- Khi xoay cổ tay hoặc cầm, nắm vật gì đó phát ra tiếng lạch cạch.

- Cảm thấy cổ tay yếu, sức nâng và đẩy thiết bị tập luyện bị hạn chế.

Ảnh 1
Đối với những người mới tập gym thường sẽ dễ bị chấn thương cổ tay do tập sai cách và không có đồ bảo hộ.

Nguyên nhân gây chấn thương cổ tay

- Tập thể hình với các bài đẩy ngực không đúng tư thế, để cổ tay bị ngửa ra sau quá nhiều.

- Tập tạ đơn với tay trước lắc quá mạnh làm cổ tay bị bẻ đột ngột.

- Tập các bài vai để sai vị trí cổ tay.

- Khi đu xà đơn, bám không chắc vào làm cho cổ tay bị kéo dãn quá mức.

Ảnh 1
Tập thể hình với các bài đẩy ngực không đúng tư thế, để cổ tay bị ngửa ra sau quá nhiều cũng dễ bị chấn thương cổ tay.

Cách xử lý khi bị chấn thương cổ tay

- Cố định cổ tay càng sớm càng tốt bằng cách quấn băng hay nẹp cố định. Không được bẻ, vặn xoắn và làm tổn thương thêm vào vùng bị đau.

- Chườm đá lên vùng cổ tay bị đau khoảng 15-30 phút 1 lần, mỗi ngày 3-4 lần. Tuyệt đối không được chườm nóng bằng cách xoa dầu lên vùng bị đau. Điều này sẽ càng làm tổn thương dây chằng, tăng khả năng chảy máu và làm phù nề vùng bị thương.

- Trường hợp nặng phải gặp bác sĩ để dùng thêm thuốc kháng viêm, giảm đau.

Ảnh 1
Cố định cổ tay càng sớm càng tốt bằng cách quấn băng hay nẹp cố định.

4 bài tập giúp phục hồi chấn thương cổ tay

Bài tập 1: 2 tay đưa ra thẳng ra song song trước mặt, xoay cổ tay từ trong ra ngoài khoảng 20 giây rồi đổi chiều.

Bài tập 2: Tay trái đưa thẳng ra phía trước, bàn tay dựng thành góc 90 độ, lòng bàn tay hướng ra ngoài. Tay phải nắm các đầu ngón tay trái, kéo về phía người, giữ cố định khoảng 20 giây rồi đổi tay.

Bài tập 3: Tay trái đưa thẳng ra phía trước, bàn tay úp xuống góc 90 độ, lòng bàn tay hướng vào trong. Tay phải nắm các đầu ngón tay trái, kéo về phía người, giữ cố định khoảng 20 giây rồi đổi tay.

Bài tập 4: Quỳ xuống đất giống tư thế chống đẩy, 2 tay và 2 đầu gối chống xuống sàn. Bạn chỉ cần xoay cổ tay 180 độ và giữ khoảng 20 giây là được.

Ảnh 1
Bạn nên tập thể dục cổ tay và bổ sung thực phẩm chắc khỏe xương hàng ngày để giúp cổ tay khỏe mạnh hơn.

Cách phòng tránh chấn thương cổ tay

- Sử dụng quấn cổ tay giúp cố định cổ tay, giữ cho tư thế tập luyện đúng.

- Để tay đúng tư thế, trục tay không được cong khi tập các bài đẩy ngực và vai.

- Không tập luyện quá sức chịu đựng của xương, gân mà không có sự hỗ trợ từ người khác. Sức mạnh cơ bắp khác với sức chịu đựng của hệ gân và xương, đó là lý do tại sao các bạn có thể bị gãy xương tay khi vật tay.

- Tập luyện các bài thể dục cổ tay để cổ tay khỏe hơn.

- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi cho xương chắc khỏe.

Ảnh 1
Sử dụng quấn cổ tay giúp cố định cổ tay, giữ cho tư thế tập luyện đúng để hạn chế chấn thương cổ tay.

>>> Xem ngay 4 kiểu duỗi cổ tay bạn nên tập hàng ngày để bớt đau mỏi và bảo vệ cổ tay chắc khỏe.

Tốt nhất, hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra xem cổ tay có bị tổn thương gì không. Ngoài ra, bạn cũng nên tập thể dục cổ tay và bổ sung thực phẩm chắc khỏe xương hàng ngày để giúp cổ tay khỏe mạnh hơn.

 

chấn thương gym
Xem thêm