Chấn thương đầu gối khi tập luyện là tổn thương thường gặp. Nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Nội dung chính
Bất kể bạn là người mới, hay một cựu binh lão làng của tập luyện thể hình, đầu gối đều có thể bị đau mãn tính, khó chịu và thậm chí là chấn thương. Những bộ môn tập gym như: squat nặng, chạy bộ, nâng tạ… đều cần nhiều sức lực và chịu áp lực lớn ở vùng đầu gối thì rất dễ gặp tình trạng đau nhức.
Một số dấu hiệu nhận biết đó là:
- Cảm thấy những cơn đau nhức nhẹ và sưng ở khớp đầu gối, đặc biệt đau nhiều khi cử động.
- Nếu tiếp tục duy trì cường độ tập luyện này trong tình trạng đầu gối đã xuất hiện các dấu hiệu chấn thương thì bệnh sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn.
- Hậu quả đó là khiến cho khớp không thể cử động được nữa, đau nhức dữ dội, quằn quại từng cơn, sưng đỏ, chạm vào là đau…
Lúc này, nếu những người tập luyện bộ môn gym vẫn lơ là và chủ quan, ỷ lại vào sức khỏe của bản thân có thể gây ra các tổn thương cực kỳ nghiêm trọng như đứt dây chằng phía trước, đau nhức và thậm chí là hoàn toàn không thể vận động được nữa… Nguyên nhân của tình trạng đau khớp gối khi tập luyện thể thao có thể kể đến như:
- Không khởi động kỹ càng trước khi tập.
- Thực hiện sai kỹ thuật
- Tập luyện quá sức
- Tập luyện nhưng không tập trung
- Không thực hiện thả lỏng xương khớp, cơ bắp khi tập luyện
- Do một số bệnh lý khác...
Cách xử lý tình trạng bị đau khớp gối khi tập gym, tập squat
- Dừng lại và nghỉ ngơi:
Đây là điều đầu tiên bạn cần phải làm ngay sau khi xuất hiện những dấu hiệu bất ổn của đầu gối. Hãy dừng ngay việc tập luyện, nhất là những bài tập có ảnh hưởng trực tiếp đến đầu gối như tập squat, đẩy tạ và dành thời gian nghỉ ngơi. Điều này sẽ giúp khớp có thời gian hồi phục trở lại bình thường. Cách này sẽ đem lại hiệu quả rất tốt trong những trường hợp tình trạng đau khớp gối chỉ vừa khởi phát, chưa quá nặng.
-
Chườm lạnh, chườm nóng:
Dưới sự tác động của hơi nước nóng hoặc độ lạnh từ đá sẽ khiến cho các mạch máu bị kích thích và thúc đẩy sự tuần hoàn máu đến khớp gối. Khi máu lưu thông sẽ đem đến oxy và và các chất dinh dưỡng đến vị trí bị đau khớp gối. Chườm trong vòng 15 – 20 phút sẽ giúp cắt nhanh cơn đau, xoa dịu khớp gối.
-
Điều chỉnh lại phương pháp tập luyện:
Nếu xác định nguyên nhân gây tổn thương đầu gối là do việc tập sai cách, sai thao tác hoặc tập với cường độ cao thì hãy dừng lại, tham khảo ý kiến của huấn luyện viên để được tư vấn các bài tập phù hợp hơn. Ngoài ra, đừng quên việc khởi động trước khi tập luyện và giãn cơ sau mỗi buổi tập để hạn chế phát sinh tình trạng đau nhức đầu gối trong quá trình tập.
-
Sử dụng thuốc hoặc điều trị:
Nếu bạn bị chấn thương nghiêm trọng hoặc đau khớp gối lâu ngày sẽ phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu nhẹ thì có thể dùng thuốc giảm đau, chữa bằng các bài tập vật lý trị liệu, châm cứu, massage.. Tuy nhiên, nếu bị chấn thương quá nặng thì phải nhờ sự can thiệp của bác sĩ như tiến hành bó bột, đeo nẹp, phẫu thuật…5. Những lưu ý để tránh tổn thương khớp gối khi tập luyện:
- Khởi động thật kỹ trước khi tập luyện, điều này sẽ giúp làm nóng cơ thể, giúp các khớp cơ thích nghi trước với cường độ tập luyện sắp tới.
- Tập luyện theo hướng dẫn của huấn luyện viên, tập đúng tư thế, đúng cách và tập vừa sức, tránh nóng vội tập luyện quá nhanh dẫn đến đầu gối bị chấn thương do không thích ứng kịp.
- Dành thời gian nghỉ ngơi và giãn cơ sau khi tập luyện để hồi phục cơ, giải phóng áp lực ngăn ngừa tổn thương.
- Hạ nhiệt cho cơ thể sau mỗi lần tập luyện trước khi quay trở lại thực hiện các hoạt động thường ngày.
- Trong cuộc sống hằng ngày, nên tránh các tư thế như đứng hoặc ngồi quá lâu, ngồi xổm, đứng dậy đột ngột hoặc nhảy mạnh để tránh gây ảnh hưởng đến khớp gối.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là các dưỡng chất tốt có tác dụng hồi phục khớp, cơ.