Theo lời HLV Bae Ji-won, ông và HLV Park đã có một hành trình gian nan để khắc phục vấn đề thể lực của các Tuyển thủ Việt Nam.
Ở kỳ trước, HLV Bae Ji-won đã chỉ ra tầm ảnh hưởng của HLV Park Hang Seo với nền bóng đá Việt Nam trong khoảng thời gian làm việc ở chiếc ghế HLV trưởng ĐTVN. Ở phần 2 của bài phỏng vấn, vị HLV thể lực người Hàn tiếp tục đưa đến đọc giả cái nhìn cụ thể hơn về hành trình thay đổi của các cầu thủ Việt Nam, ở vấn để liên quan đến thể lực.
Thưa HLV Bae, thể lực của các Tuyển thủ Việt Nam theo ông đánh giá là như thế nào ở thời điểm trước khi ông đến? HLV Bae hãy kể lại hành trình "lột xác" của các cầu thủ dưới thời HLV Park và BHL Hàn Quốc.
Trước khi được LĐBĐ Việt Nam mời sang làm việc, tôi cùng các cộng sự đã được nghe về các vấn đề thể lực của các bạn. Theo thông tin mà tôi được nhận thì rất ít các cầu thủ Việt Nam có thể thể duy trì thể lực sau phút thứ 70 trận đấu. Đội tuyển của các bạn vì điều này mà để thua nhiều đối thủ mạnh do giảm thể lực ở những phút cuối.
Đây cũng chính là lý do mà HLV Park Hang Seo và ban huấn luyện đặt lên bàn họp đầu tiên. Chúng tôi được yêu cầu là phải bắt đầu tìm kiếm những giải pháp để có thể khắc phục vấn đề này. Các bạn có thể thấy nó đơn giản, tuy nhiên, phải là chúng tôi, phải là ông Park thì mới biết hành trình khắc phục thể lực cho cầu thủ ĐT Việt Nam gian nan như thế nào.
Chuyên môn một xíu nhé, chúng tôi đã nghĩ đến vấn đề đầu tiên phải thay đổi là thói quen ăn uống cho cầu thủ, thay đổi sao cho họ được bổ sung thực phẩm khoa học nhất. Chúng tôi đã uống bổ sung dinh dưỡng và vitamin khoáng chất thường xuyên cho họ. Giảm thức ăn cay, mặn và tăng lượng protein, chẳng hạn như thịt.
Thứ 2, chúng tôi đã lập kế hoạch tập luyện thể lực theo từng bước. Tăng dần theo từng bài tập. Bên cạnh đó, chúng tôi yêu cầu tập thể lực phải luôn kết hợp với các bài tập về kỹ thuật, chiến thuật để các cầu thủ có thể quen dần với cường độ thi đấu đỉnh cao.
Các bài tập được chúng tôi nghiên cứu rất khoa học, cực kỳ khoa học. Chúng tôi đã học hỏi, nghiên cứu và đưa ra các bài tập tốt nhất.
Bên cạnh đó, với nỗ lực của các nhân viên y tế ĐTQG, các cầu thủ chấn thương đã được điều trị rất tốt và như các bạn có thể thấy, các chấn thương của họ được phục hồi rất nhanh.
Có thể nói, chúng tôi đã tập trung vào "sức chịu đựng của bàn chân", để họ có thể đáp ứng mọi yêu cầu chiến thuật. Sức chịu đựng trong bóng đá không chỉ có nghĩa là có thể chạy lâu hoặc nâng vật nặng. Chúng ta phải đủ thể lực để đáp ứng được yêu cầu chiến thuật một cách hiệu quả đến phút cuối cùng.
Ông có thể nói rõ hơn, rằng các cầu thủ của chúng tôi đã thay đổi được những gì sau khi được BHL nghiên cứu khắc phục vấn đề về thể lực?
Tôi sẽ chỉ cho các bạn thấy, các cầu thủ Việt Nam yếu về tư duy thể lực ra sao. Qua đó các bạn có thể hiểu được, những điều này hoàn toàn đã được khắc phục ở hiện tại như thế nào. Bởi lẽ, chúng tôi đã nhìn vào chính những yếu điểm này để khắc phục hoàn toàn những vấn đề.
Như tôi đã nói ở trên, thể lực trong bóng đá không có nghĩa là các bạn chạy lâu thì là các bạn khỏe. Chúng ta phải hiểu thể lực tốt là phải luôn đáp ứng cả yêu cầu về chiến thuật trong suốt trận đấu nữa. Và lúc tôi mới đến đây, tôi thấy điều này thật tệ hại với các cầu thủ ở các cấp độ ĐTQG các bạn.
Về mặt chiến thuật, trước đây thì họ không thể đáp ứng yêu cầu về chiến thuật do kém thể lực. Chức chịu đựng của họ là cực kỳ tệ, rất ít cầu thủ có thể duy trì sung mãn thể lực trong khoảng hơn 70 phút. Quá phút 70, họ bắt đầu đi bộ và không thể theo kịp trận đấu.
Điều này được lý giải là họ đã không biết cách giữ sức và bung sức đúng thời điểm, họ chạy hừng hực lúc mới bắt đầu trận và sau đó là đi bộ ở những phút cuối trận.
Chúng tôi đã nghiên cứu chiến thuật rất cụ thể để khắc phục vấn đề trên. Cụ thể, chúng tôi bố trí sơ đồ với cự ly cầu thủ khoa học hơn, để có thể tận dụng kỹ thuật của các bạn, qua đó cũng giảm việc phải tiêu hao quá nhiều sức lực ở giai đoạn đầu và giữa trận.
Về mặt kỹ thuật, nhiều người sẽ nói, kỹ thuật thì ảnh hưởng gì đến thể lực, nhưng đó là một nhận định sai lầm. Các cầu thủ của các bạn thực hiện quá nhiều đường chuyền sai, khiến cầu thủ nhận bóng phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến việc mất thể lực vì lý do không đáng.
Cầu thủ của các bạn trước đây rất thường xuyên thích rê bóng, đi bóng cá nhân. Để tôi nói thẳng nhé, kỹ thuật của các bạn tuy hay, tuy ấn tượng nhưng thực sự, nếu đem so sánh với các nền bóng đá khác thì không thể sánh bằng.
Các bạn đi bóng, rồi mất bóng, rồi lại hừng hực đi cướp lại bóng. Điều này tốn thể lực kinh khủng, vậy nên, khi kỹ thuật cá nhân chưa thực sự tốt đến mức thượng thừa thì hãy hạn chế thực hiện những tình huống như vậy.
Bên cạnh đó, sự tiêu hao thể lực còn đến khi các bạn có kỹ năng kiểm soát bóng, chuyền và nhận bóng là cực kỳ hạn chế. Việc chạy chỗ để nhận bóng không hợp lý cũng gây nên việc suy giảm thể lực.
Như các bạn đã thấy, thông qua việc nghiên cứu các yếu điểm trên, nhiều vấn đề vật lý đã được giải quyết và cải thiện. Hiệu quả thì chắc không cần phải nói nữa, ĐT của các bạn đã giành được rất nhiều thành tích đáng ghi nhận mà nguyên nhân là cải thiện được thể lực.
HLV Bae Ji-won từng là chuyên gia thể lực của HLV Park Hang-seo tại ĐTQG và U23 Việt Nam trong năm 2018, cùng trải qua VCK U23 châu Á, ASIAD và AFF Cup. Sau đó, ông chia tay bóng đá Việt Nam. Ông Bae được đánh giá là "cánh tay trái" đắc lực của HLV Park Hang-seo. Nhiều người chỉ biết ông là chuyên gia thể lực nhưng ít người biết rằng ông Bae Ji-won đã giành được bằng Pro của Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA). Chính vì vậy, ông hoàn toàn có thể dẫn dắt hẳn một đội bóng. Kỷ niệm đáng nhớ nhất của ông Bae Ji-won với BĐVN chắc chắn là chiến tích Thường Châu năm 2018 và chức vô địch AFF Cup 2018. Với ý kiến của nhiều người, thành công của U23/ĐT Việt Nam khi đó có dấu ấn không nhỏ của vị HLV thể lực này. |
(Hết phần 2)