Quảng cáo

Từ vụ 'thần đồng' giải nghệ đến chuyện Hoàng Đức bị cấm xuất ngoại: Đừng để giấc mơ con đè nát cuộc đời lớn!

Thái Quốc Việt Thái Quốc Việt
Thứ tư, 01/12/2021 22:10 PM (GMT+7)
A A+

Để tránh những "bi kịch" như cách mà Thái Sung đã phải nếm trải, thiết nghĩ, những người đứng đầu của VFF nên có cái nhìn xa hơn cho tương lai cầu thủ, vì một nền bóng đá Việt Nam có nhiều ngôi sao thi đấu ở nước ngoài hơn, một nền bóng đá thực sự chuyên nghiệp hơn.

Ngày 1/12/2021 đánh dấu một cột mốc buồn của bóng đá Việt Nam khi chúng ta nói lời chia tay với "thần đồng" lừng danh một thời - Thái Sung. Người mà cách đây hơn 10 năm, truyền thông trong nước thậm chí còn đặt kỳ vọng sẽ vươn tới đẳng cấp thế giới, khi mà anh trúng tuyển vào học viện bóng đá danh giá - Aspire (Qatar).

Thời gian thôi đưa, đã gần một thập kỷ trôi qua kể từ ngày Thái Sung chính thức tốt nghiệp học viện Aspire. Trái ngược với những kỳ vọng mà giới mộ điệu đặt ra, cầu thủ sinh năm 1994 đem tới một sự hối tiếc cực kỳ lớn khi không thể khẳng định bản thân. Để rồi ngụp lặn trong chính ánh hào quang của năm nào.

Một lẽ thường tình, khi Thái Sung của năm 27 tuổi giờ đây đã chính thức bỏ cuộc trong hành trình khẳng định bản thân, những dấu hỏi lớn bắt đầu được giới mộ điệu lật lại. Họ cho rằng Thái Sung có thực sự tài năng như những gì truyền thông đồn thổi? Học viện đào tạo anh có chắc là chất lượng bậc nhất châu Á?

Những lời dè bĩu dần xuất hiện từ chính những người đã từng tung hô và đặt kỳ vọng vào anh. Thậm chí, còn có ý kiến cho rằng: Aspire thực sự là một trò lừa đảo!

Thật cay đắng cho Thái Sung và những người làm bóng đá ở Aspire khi phải nghe những lời này từ NHM Việt Nam. Vì dĩ nhiên, những lời mà họ thốt ra cũng là hoàn toàn sai sự thật.

261831986_4652003761532361_5452734609614365936_n
Thái Sung từng được đặt rất nhiều kỳ vọng.

Aspire thực sự là một trò lừa đảo?

Câu trả lời dĩ nhiên là không! Bởi lẽ, đây đã và đang là một học viện mang đẳng cấp hàng đầu của châu Á nói riêng hay cả thế giới nói chung. Người Qatar xem Aspire như là một "vị cứu tinh" cho cả một nền bóng đá. Bởi từ đây, những ngôi sao hàng đầu của bóng đá nước này đã được sản sinh. Đó là những Abdelkarim Hassan, Saleh Al-Yazidi, Murad Naji, Almoez Ali hay Akram Afif... thế hệ đã và đang tạo nên ĐT Qatar hùng mạnh.

"Tôi đã đến Qatar từ năm 2010. Khi còn ở Everton, tôi thường đến đây vào những ngày nghỉ giữa mùa giải. Và bây giờ tôi đang ở đây, làm việc toàn thời gian với Học viện Aspire. Nhiệm vụ của tôi là ươm mầm và phát triển 230 cầu thủ nhí từ khắp nơi trên thế giới nghiên.

Từ Aspire tôi có thấy được tương lai của bóng đá Qatar nói riêng hay các quốc gia khác nói chung. Và tôi luôn nói điều này với họ - tôi nghĩ nếu không có Học viện Aspire, sẽ không có đội tuyển quốc gia Qatar như bây giờ", Huyền thoại bóng đá Úc - Tim Cahill nói với Goal.

ali_tyea
Almoez Ali là sản phẩm ưu tú của học viện Aspire.

"Không có Aspire - không có ĐT Qatar". Câu nói trên của Tim Cahill là hoàn toàn chính xác. Một ví dụ cụ thể để có thể chứng minh điều này đó là việc 20 trong số 30 tuyển thủ Qatar hiện tại đều do Học viện Aspire đào tạo và phát triển.

Kể từ khi Qatar giành được quyền đăng cai World Cup 2022, những cầu thủ này đã được huấn luyện bài bản tại Aspire và được nhào nặn cho đội tuyển quốc gia. Những cái tên như Almoez Ali và Akram Afif đều là sản phẩm của Aspire. 

"Hiện tại, 20 trong số 30 cầu thủ của ĐT Qatar (đến từ Aspire) đã gắn bó với nhau trong một thời gian dài. Và rồi những cầu thủ ở thế hệ tiếp theo (những cầu thủ hiện tại ở Aspire) sẽ tiếp tục thay thế, tiếp nối để tạo nên một Qatar hùng mạnh trong tương lai", Cahill nói tiếp.

Thế hệ ĐT Qatar mà nòng cốt là cầu thủ từ học viện Aspire thành công như thế nào ở thời điểm hiện tại thì chắc ai cũng đã biết. Họ vào tới bán kết Gold Cup 2021 và chỉ chịu thua trước ĐT Mỹ. Họ vô địch Asian Cup 2019 một cách đầy thuyết phục khi đánh bại cả đội bóng số 1 châu Á lúc bấy giờ là Nhật Bản ở trận chung kết.

Nói vậy để thấy, nhận định cho rằng học viện từng đào tạo "thần đồng" Thái Sung - Aspire thực sự là một trò lừa đảo là hoàn toàn sai lầm. Đó là học viện có chiều sâu, có đẳng cấp và có tầm nhìn rất xa.

Bản hợp đồng "giết chết" ước mơ của Thái Sung

Thái Sung của những năm 17-18 tuổi đã từng là "viên ngọc" của cả học viện Aspire lúc bấy giờ. Anh thậm chí còn được cả CLB Sporting Lisbon đã đặt vấn đề đưa anh sang thử việc ở đội U21. Một CLB lớn như Sporting Lisbon không đời nào lại đi chiêu mộ một ngôi sao "dỏm" cả. Vậy nên, Thái Sung phải thực sự tài năng, thực sự có triển vọng thì mới lọt vào tầm ngắm của các nhà tuyển trạch hàng đầu.

Vậy nguyên nhân từ đâu khiến Thái Sung rơi vào hoàn cảnh như hiện tại. Chúng ta hãy lắng nghe những tâm tư của cầu thủ này hồi năm 2014 để có cái nhìn cụ thể nhất.

"Hợp đồng được ký với Đà Nẵng từ trước khi em đi Qatar. Lúc đó ba em ký trước khi em qua Qatar mấy tháng. Em khi đó mới 15 tuổi không biết gì.

Không phải em mà hầu hết những cầu thủ trẻ ở Việt Nam này đều phải ký một hợp đồng như thế. Em không rõ thời điểm kết thúc hợp đồng, nhưng nó quy định khi hết độ tuổi đá U21 thì ký thêm 3,4 năm để cống hiến cho CLB. Tuy nhiên, lúc đó em đã 24, 25 tuổi, thời gian thi đấu đỉnh cao không còn nhiều nữa. Em cũng không hiểu nổi.

Thật sự em rất muốn sang khoác áo Sporting Lisbon vì đó là cơ hội rất tốt cho em. Ở đội bóng Bồ Đào Nha, em có cơ hội phát triển tài năng bóng đá nên không lý gì em chọn trở về khoác áo Đà Nẵng. Nhưng các CLB châu Âu như Sporting Lisbon đòi hỏi em phải là cầu thủ tự do, phải thanh lý hợp đồng với đội bóng chủ quản. Thời điểm đó, em chưa đầy 18 tuổi, họ không muốn em phụ thuộc vào bất cứ đội bóng nào", Thái Sung chia sẻ.

Việc cầu thủ sinh năm 1994 thất bại trong cả sự nghiệp của mình dĩ nhiên là cực kỳ đáng tiếc. "Bi kịch" trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Không thể không trách Thái Sung được, vì anh đã không thể thích nghi với bóng đá Việt Nam trong gần cả một thập kỷ.

hd1
Viettel không cho Hoàng Đức xuất ngoại

Tuy vậy, chúng ta không nên dành những lời cay nghiệt tới Thái Sung hay là cả học viện Aspire. Bởi lẽ, câu chuyện của về tấn bi kịch mang tên Thái Sung còn in đậm tổn thương tác động từ bên ngoài.

Thái Sung là một bài học cực kỳ đắt giá của bóng đá Việt Nam. Hiện trạng của các CLB V-League đang là "trói chân" các cầu thủ bằng những bản hợp đồng đào tạo trẻ kéo dài đến gần cả thập kỷ. Bằng chứng mới nhất là việc tiền vệ Hoàng Đức không thể xuất ngoại vì những ràng buộc hợp đồng.

Để tránh những "bi kịch" như cách mà Thái Sung đã phải nếm trải, thiết nghĩ, những người đứng đầu của VFF nên có cái nhìn xa hơn cho tương lai cầu thủ, vì một nền bóng đá Việt Nam có nhiều ngôi sao thi đấu ở nước ngoài hơn, một nền bóng đá thực sự chuyên nghiệp hơn.

Viettel không cho Hoàng Đức xuất ngoại

Cách đây chưa lâu, CLB Viettel đã chính thức lên tiếng về tương lai của Hoàng Đức - người từng được một vài CLB nước ngoài "theo đuổi". Theo đó, lãnh đạo đội bóng áo lính cho biết họ không có chủ trương để tiền vệ 23 tuổi ra nước ngoài chơi bóng. Chia sẻ với truyền thông, Giám đốc Trung tâm thể thao Viettel Đỗ Mạnh Dũng xác nhận thông tin trên.

“Hoàng Đức là cầu thủ trụ cột của Viettel chuẩn bị cho mùa giải mới. Chúng tôi đã có văn bản trả lời CLB Pathum và một số đội bóng khác về việc sẽ không để anh sang nước ngoài chơi bóng”, ông Dũng nói.

'Thần đồng Việt Nam vang danh châu Á' bất ngờ giải nghệ ở tuổi 27

bóng đá việt nam thái sung
Xem thêm