Truyền thông Trung Quốc đã có những nhận xét tích cực về sự phát triển của bóng đá Việt Nam trong những năm qua và cho rằng Trung Quốc nếu muốn phát triển thì phải học tập Việt Nam.
Mới đây, tờ Sina Sports đăng tải bài viết mang tựa đề: “Những điều mà chúng ta cần học hỏi từ bóng đá Việt Nam”. Nội dung bài đăng tải kể về tình yêu bóng đá Việt Nam của một blogger người Trung Quốc và thông qua đó đưa ra chiến lược muốn phát triển bóng đá phải học hỏi từ Việt Nam.
Bài báo này viết rằng: "Trong quá khứ, Trung Quốc chưa từng thua Việt Nam ở mọi cấp độ và được coi là cường quốc trong khu vực. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, bóng đá Trung Quốc luôn để thua Việt Nam và Thái Lan trong những trận cầu quan trọng.
Về cách thức tổ chức các giải đấu trong nước thì dường như Việt Nam vẫn đang đi sau so với Trung Quốc. Nhưng nhờ vào định hướng đào tạo đúng đắn mà trong vòng 5 năm trở lại đây, bóng đá Việt Nam trở thành một thế lực lớn ở Châu Á.
Bắt đầu từ việc HAGL liên kết với Arsenal trong công tác đào tạo trẻ. Rồi đến hàng loạt trung tâm đào tạo bóng đá khác liên kết với CLB lớn trên thế giới như Manchester City, Juventus... để phát triển.
Và nhờ đó, Việt Nam liên tục gặt hái được những thành tích ở SEA Games, ASIAD, đặc biệt là VCK U23 Châu Á được tổ chức ngay tại Thường Châu, Trung Quốc."
HLV Park chạm trán 'kình địch' Shin Tae Yong tại Pháp?
Trong khi đó, Trung Quốc lại liên tiếp thất bại tại các đấu trường khu vực. Những năm qua, các CLB Trung Quốc đổ tiền tấn vào để chiêu mộ những ngôi sao trên thế giới. Điển hình trong đó là D. Drogba, Oscar, El Shaarawy... đều cập bến các CLB của Trung Quốc với mức lương cao ngất ngưởng.
Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian những cầu thủ này lại cảm thấy chán nản và quyết định rời đi để đến một môi trường cạnh tranh và chuyên nghiệp hơn. Điều này cho thấy bóng đá Trung Quốc không thiếu tiền nhưng lại đang thiếu đi sự chuyên nghiệp, việc phát triển chưa tạo ra sự cạnh tranh cho các cầu thủ trong nước.
Bóng đá Trung Quốc không tập trung nhiều vào công tác đào tạo trẻ mà chủ yếu là "ăn xổi" khi mời những danh thủ ở bên kia sườn dốc của sự nghiệp về thi đấu để làm hình ảnh. Tuy nhiên, chính điều này đã kìm hãm sự phát triển của những cầu thủ nội địa. Điều này cũng giống với Việt Nam những năm 2005-2010.
Thế nhưng Việt Nam hiện tại đã không còn giống như xưa khi các cầu thủ nội trưởng thành từ các lò đào tạo bóng đá trong nước có chỗ đứng và phát triển. Đây cũng là những lứa nòng cốt cho sự thành công của đội tuyển quốc gia trong những năm qua.
VIDEO: Nguyên Mạnh phản xạ xuất thần, cứu thua cho Viettel (Next Media)