Độc Cô Cầu Bại là nhân vật đại cao thủ trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung gắn liền với giai thoại suốt đời chỉ muốn tìm được người có thể đánh thắng mình.
VIDEO: Đệ tử Võ Đang thi leo tường với người Tây
Vì là nhân vật trong tiểu thuyết, hầu hết độc giả đều cho rằng trên đời không có Độc Cô Cầu Bại hay một nhân vật kiếm khách bách chiến bách thắng như lời kể của Kim Dung.
Nhưng trên thực tế, có một kiếm khách có cuộc đời gần giống với Độc Cô Cầu Bại, thậm chí có người cho rằng Kim Dung đã dự vào người này để xây dựng lên hình tượng về kiếm khách giỏi nhất lịch sử võ lâm.
Người được đề cập là Miyamoto Musashi (1584 - 1645) của Nhật Bản, võ sĩ samurai đã trải qua 61 trận đấu kiếm bất khả chiến bại. Musashi sinh ra trong một gia đình võ sĩ đạo có gốc gác lâu đời, số phận nghiệt ngã đến với ông từ sớm khi trở thành trẻ mồ côi năm 7 tuổi.
Năm 13 tuổi, Musashi với sức vóc hơn người đã bước vào trận quyết đấu đầu tiên của đời mình với kiếm thủ lừng danh Arima Kihei. Chỉ bằng thanh kiếm gỗ, Musashi đã đánh bại đối thủ lớn tuổi và cao to hơn.
Năm 16 tuổi, Musashi tham gia trận quyết đấu thứ hai với kiếm sĩ tài năng Akiyama và giành phần thắng. Sau đó ông tham gia trận chiến Sekigahara (mở ra thời kỳ Mạc phủ Tokugawa của Nhật Bản).
Là chiến sĩ của phe Tây Quân bại trận, Musashi trở thành một ronin (lãng nhân - samurai không còn chủ tướng). Ông lang thang đây đó chỉ để luyện kiếm, báo thù và quyết đấu sinh tử.
Đầu tiên, ông đến Kyoto là kinh thành của nước Nhất lúc bấy giờ để báo thù gia tộc Yoshioka, ông thách đấu và đánh bại cả ba anh em kiếm sĩ lừng danh của gia tộc này. Sau cuộc chiến mang tính phục hận này, Musashi từ bỏ kiếm sắt và chỉ dùng kiếm gỗ cho đến cuối đời.
Điểm này tương đồng với quá trình mô tả Độc Cô Cầu Bại trong Thần Điêu Hiệp Lữ. Độc Cô để lại cho hậu thế 4 thanh kiếm ở cạnh mộ, Dương Quá tìm được và đọc nội dung ghi trên mặt đá cạnh thanh kiếm gỗ:
"Sau bốn mươi tuổi, không mang binh khí, thảo mộc trúc thạch đều có thể dùng làm kiếm. Cứ thế tinh tu, đạt tới cảnh giới vô kiếm thắng hữu kiếm". Xem ra, Musashi còn sử dụng kiếm gỗ sớm hơn nhân vật được phóng tác từ mình.
Trong một lần thách đấu với kiếm sĩ giỏi nhất của lãnh chúa Matsudaira, Musashi sử dụng song kiếm bằng gỗ đánh bại võ sĩ này nhưng không giết chết. Ngay lập tức chính lãnh chú Matsudaira thách đấu Musashi và bị ông đánh bị bằng chiêu 'Thạch hỏa'. Vị lãnh chúa chấp nhận thua cuộc, mời Musashi ở lại và tôn làm sư phụ.
Vào độ gần ba mươi tuổi, Musashi trở thành huyền thoại sống và được coi là đệ nhất kiếm khách khi ông đánh bại cừu thù Sasaki Kojiro, một cao thủ thượng thừa của phái Nhạn Điểu Công Thủ Kiếm Pháp. Ông đánh bại Sasaki bằng thanh kiếm gỗ được đẽo từ mái chèo của con thuyền ông dùng để ra đảo.
Ở độ tuổi hơn 30, sau hơn 60 trận đấu bất bại, Musashi bỗng từ bỏ tất cả. Có lẽ ở đỉnh cao danh vọng, ông nhận ra rằng nhân vô thập toàn. Suốt phần đời còn lại, ông chỉ luyện kiếm, dạy kiếm và phát triển kiếm pháp. Ông thực hành, chiêm nghiệm Thiền đạo và Kiếm đạo.
Trong cuốn 'Ngũ luân chi thư' do Musashi để lại hậu thế, ông viết: "Khi đến tuổi ba mươi, ta ngoảnh lại nhìn cuộc đời đã qua, những chiến thắng trước đều không do ta đã kiện toàn kiếm pháp"
Có lẽ là, nhờ ở khả năng thiên phú hay trời run đất rủi, hoặc vì kiếm pháp của các môn phái kia còn non yếu. Sau đó, ta đã ngày đêm tìm tòi nghiên cứu cho ra nguyên lý sâu xa của binh pháp, sớm tối khổ luyện và cuối cùng đã lĩnh ngộ được tinh hoa binh pháp khi đạt tuổi ngũ tuần".
Trần Sư Hành dùng khinh công Thê Vân Tung để leo tường bằng chân
Trần Sư Hành dùng phất trần chém đôi quả quýt văng hàng chục mét