Hiện tượng xe “điên” đang xảy ra liên tục trong thời gian gần đây, vậy nguyên nhân là gì và làm sao để hạn chế được tình trạng này.
Thời gian qua đã xảy ra rất nhiều sự việc xe điên đâm hàng loạt các phương tiện khác, gây ra những hậu quả thương tâm và rất nghiêm trọng. Đặc biệt là càng những nơi đô thị đông đúc, nhiều phương tiện lưu thông lại hay gặp phải sự cố xe “điên”. Để lại hậu quả lớn với cả những nỗi đau cho những nạn nhân và cả bản thân, về con người và tài sản.
Đặc biệt như vụ việc xe "điên" xảy vào sáng ngày 20/11 tại nút giao Lê Văn Lương - Nguyễn Ngọc Vũ, khiến 1 người tử vong 3 người bị thương. Toàn bộ xe ô tô và xe máy bị thiêu rụi.
Xe "điên" là gì?
Xe điên là loại xe không dừng lại bằng phanh. Đây là hiện tượng tài xế vẫn ngồi trong xe nhưng mất kiểm soát, đạp nhầm chân phanh vào chân ga hoặc không thể chủ động phanh. Do đó dẫn đến hậu quả đâm liên hoàn vào người đi đường, đâm vào dải phân cách hoặc nhà dân...
Tại sao xe "điên" hay gặp ở xe số tự động nhiều hơn số sàn:
- Đi quốc lộ (hoặc đường vắng)
Đặc thù của xe số sàn khi lưu thông trên đường vắng phương tiện hay quốc lộ, thì mỗi một số xe tương ứng với tốc độ, gia tốc khác nhau. Như vậy người lái xe phải nhuần nhuyễn kết hợp giữa vào số với vận tốc tương ứng khi xe đi chậm hoặc nhanh (xe có tải và không có tải) để đảm bảo tốt vận hành của xe.
- Đối với đường đông (trong đô thị)
Việc đi xe số sàn trong đô thì sẽ gặp phải sẽ là người lái xe phải tăng giảm ga và chuyển đổi số liên tục mỗi khi dừng đèn đỏ hoặc chỗ đông người. Nhưng nếu số thấp bạn cũng không thể phi nhanh vọt với quãng dài nếu như để số thấp, vì khi đó máy xe gầm và khó có thể đi quãng dài, nếu như có vô tình chồm ga xe cũng sẽ chết máy ngay lập tức.
Nhưng đối với xe số tự động thì khác, những yếu tố sau đây sẽ trực tiếp dẫn đến mất kiểm soát và biến chiếc xe vô giác trở thành xe điên
1. Khi đi giày, dép quai hậu có đế quá dày, hoặc giày cao gói (đối với phụ nữ). Khi đó gót chân không trực tiếp tiếp xúc với mặt sàn xe nên người lái sẽ khó có cảm giác chuẩn mỗi khi đạp chân ga, hoặc sẽ vướng víu mỗi khi sử dụng cổ chân để điều chỉnh bàn đạp ga của xe.
Theo như bài học khi chúng ta học lái, gót bàn chân phải tiếp xúc với sàn và có cảm giác mỗi khi nhấn ga, khi gót chân tiếp xúc có cảm giác tốt nhất, thì người lái xe biết lực mũi bàn chân tác động vào chân ga ra sao. Khi đó sẽ nhấn ga được hợp lý với đặc thù giao thông cụ thể.
2. Khi lái xe nếu chỉ mất tập chung một chút (nhất là khi đỗ dừng đèn đỏ). Lỗi này rất nhiều lái xe mắc phải, kể cả lái xe lâu năm (do chủ quan).
Vì thời gian chờ đèn lâu, nên lái xe tranh thủ làm việc gì đó, có thể bấm điện thoại hoặc cúi mặt xuống, nhìn ngang dọc hoặc nhìn ra đằng sau.
Vì ở trong không gian chật hẹp có rất nhiều xe bên cạnh cùng lưu thông, với bàn chân lái xe đang trong lúc thả lỏng khi đỗ, cộng với thân ta vừa thụ động di chuyển cùng chiếc xe qua quang đường vừa mới được dừng lại.
Nên sẽ xảy ra hiện tượng khi xe bên cạnh mình nhích lên, lái xe hay có cảm giác là xe mình đang bị trôi ngược. Và phản xạ ngay tức thì là đạp chân phanh, mong xe đứng lại, mặc dù xe không hề trôi. Vô hình dung ta đã bị giật mình.
Nhưng với xe số tự động thì chỉ có 2 bàn đạp. Với những người hay có thói quen đi bằng hai chân khi đi xe số tự động, sẽ vô thức dẫm chân theo phản xạ. Khi đó chúng ta chưa định hình được bàn chân nào là phanh, bàn chân nào là ga. Như vậy sẽ dễ bị nhầm chân ga, nên xảy ra hiện tượng vọt ga lao lên va chạm với hàng loạt xe đang đỗ cùng phía trước và bên cạnh. Do phụ nữ có phản xạ chậm hơn đàn ông nên khi gặp sự cố sẽ rất hay cuống và gây lên va chạm liên hoàn.
- Vì vậy đó là nguyên nhân chính mà tại sao càng chỗ đông phương tiện lại hay bị hiện tượng xe “điên”.
Khuyến cáo:
- Khi dừng đèn đỏ nên kéo phanh tay và tập chung phía trước kính lái, không nên nhìn ngang dọc hoặc tranh thủ bấm điện thoại (mất thăng bằng định hướng).
- Tuyệt đối không đi giày dép đế quá dày, giày cao gót, sẽ làm mất cảm giác bàn chân khi điều khiển ga.
độc giả