Tán Thủ - môn võ được quân đội Trung Quốc phát triển nổi tiếng với khả năng tranh chấp với Kickboxing, Muay Thái ... Tuy nhiên, trên đấu trường MMA, Tán Thủ lại không có quá nhiều rong khi xét về mặt kĩ thuật, đây lại là môn võ này lại có nền tảng phù hợp nhất với sàn đấu võ tổng hợp.
Nội dung chính
Nền tảng đánh đứng (striking) đa dạng
Bộ tay nền tảng từ Boxing, kĩ năng đánh chân từ Muay, Karate và những môn võ Trung Quốc, Tán thủ sở hữu bộ kĩ năng đánh đứng riêng biệt và hiệu quả. Cách xây dựng luật thi đấu của Tán Thủ cũng không dựa nhiều vào điểm chạm như Karate hay dựa vào khả năng chịu đòn như Muay, chính vì thế, các chiến thuật của Tán Thủ luôn nhắm tới việc đánh nhanh – rút gọn và phải có hiệu quả cao nhất trong một tổ hợp đòn.
Đặc biệt, không sử dụng nhịp đánh chậm và đổi đòn ở cự li gần như Muay Thái hay Kickboxing, Tán Thủ có lối đánh ra – vào đặc trưng, một chiến thuật dễ kết hợp với những trường phái khác như Wrestling để sử dụng trên sàn MMA.
Phối hợp với khả năng vật
Mặc dù không sở hữu bộ kĩ năng địa chiến (grappling), nhưng, Tán Thủ được xây dựng trên yêu cầu của quân đội – vì thế, môn võ này đảm bảo được tối thiểu hai kĩ năng cần thiết là vật (takedown) và đánh đứng (striking).
Các kĩ năng vật của Tán Thủ dựa trên các kĩ thuật quật ngã của Wrestling và môn võ Suất Giảo (Shuai-Jiao) – môn vật cổ từ Trung Quốc với đặc trưng là các đòn vật nhanh, cho phép thực hiện tất cả các đòn vật thân trên và thân dưới. Chính vì thế khi bổ sung vào để xây dựng nên Tán Thủ, các tổ hợp đòn giữa đánh đứng và hạ trọng tâm thực hiện các đòn vật cũng là một chiến thuật quen thuộc – tương tự với chiến thuật trong MMA
Ngoài ra, việc xây dựng bộ kĩ năng kết hợp tạo cho những võ sĩ Tán Thủ một thói quen rất quan trọng khi chuyển sang đấu trường MMA – thói quen phòng thủ các đòn vật, một điều mà đa phần những môn võ đánh đứng khác như Kickboxing, Boxing, Muay Thái, Karate … hầu như không sở hữu.
VIDEO Kĩ năng vật nhanh đặc trưng của Tán Thủ :
Những cá nhân xuất sắc và thương hiệu Tán Thủ trên sàn MMA
Dù không quá nhiều cái tên xuất sắc, nhưng thời gian gần đây Tán Thủ cũng đã ghi dấu trên sàn MMA với những tên tuổi như Cung Lê, các võ sĩ thuộc Team Lakay như Kevin Belingon, Eduard Folayang, Joshua Pacio, …. Chính những võ sĩ này là minh chứng sống còn cho khả năng thích nghi của môn võ đến từ Trung Quốc với đấu trường võ tổng hợp.
Mặc dù vẫn bổ sung kĩ năng địa chiến như một yêu cầu tiên quyết để tồn tại được trong MMA, các võ sĩ có xuất thân Tán Thủ vẫn có thể dựa trên một phương pháp quen thuộc – chiếm lợi thế bằng khả năng bùng nổ striking và hạn chế các đòn vật.
Trong 2 trận tranh đai mới đây ở hạng Bantamweight ONE Championship giữa Kevin Belingon với Bibiano Fernandes và Martin Nguyễn, tay đấm người Philipines đã thể hiện khả năng cản phá những đòn quật ngã (takedown) một cách xuất sắc – buộc 2 đối thủ của mình phải thi đấu ở sở trường đánh đứng. Không chỉ Belingon, nhưng người đồng đội của anh ở Team Lakay Wushu cũng thực hiện những chiến thuật tương tự và rất thành công , điển hình là hai trận tranh Joshua Pacio vs Yoshitaka Naito, hay Eduard Folayang vs Amir Khan.
KẾT
Với những ví dụ trên, có thể thấy, với việc MMA mới trỗi dậy ở các quốc gia Châu Mỹ, nơi phong trào Tán Thủ không thực sự phát triển – không có nghĩa là môn võ đến từ Trung Quốc không có chỗ đứng trong sàn đấu võ tổng hợp. Chỉ cần các võ sĩ của bộ môn này có cơ hội thể hiện ở những đấu trường phù hợp, họ hoàn toàn có thể sánh ngang với những tay đấm có nền tảng Boxing hay Muay Thái trên sàn MMA.