Quảng cáo

Kẻ mắt võng có ý nghĩa gì ? Quy định phạt khi đi vào vạch kẻ mắt võng

Anh Mỹ Anh Mỹ
Thứ tư, 19/10/2016 13:52 PM (GMT+7)
A A+

Tại một số nút giao thông tại Hà Nội như Láng - Nguyễn Chí Thanh, Liễu Giai - Kim Mã, Nguyễn Thái Học - Kim Mã, v.v... Sở GTVT Hà Nội có kẻ một số vạch kẻ mắt võng màu vàng tại các điểm đầu đường giao nhau. Vậy vạch kẻ này là gì? Có tác dụng ra sao?

 

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (QCVN 41/2012/BGTVT) quy định về vạch kể kiểu mắt võng như sau “ Vạch này là tín hiệu báo cho người điều khiển các phương tiện giao thông không được dừng lại tại nơi có vạch nhằm tránh ùn tắc giao thông”.
Tùy vào sự cần thiết mà vạch kẻ mắt võng được vẽ ở ngã tư hoặc cửa ra, cửa vào đường chính nơi dễ xảy ra ùn tắc - Nét vẽ màu vàng, vành ngoài rộng 20cm, mắt võng bên trong nghiêng 45 độ so với vành ngoài, vạch rộng 10cm, khoảng cách đường chéo 1-5m (Vạch số 52).

 

Nếu vạch mắt võng màu vàng xuất hiện ở vị trí làn phải trong cùng (Ảnh trên), cộng thêm mũi tên chỉ hướng di chuyển sát ngã tư, nghĩa là phần đường này chỉ dành cho xe rẽ phải, cấm xe đi thẳng đi vào phần đường này.

Trường hợp xe đi thẳng lấn vào phần đường này hoặc dừng xe trên phần đường này người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt lỗi “Không tuân thủ biển báo và vạch kẻ đường”.

 

Theo đó, căn cứ theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP đối với ô tô sẽ bị xử phạt từ 100.000 - 200.000 Đồng; Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP đối với xe máy bị xử phạt từ 60.000 - 80.000 Đồng.

Tuy nhiên hầu hết người vi phạm khi bị dừng xe đều bị CSGT cho rằng vi phạm lỗi “Đi sai làn đường”.

Nếu CSGT xử phạt lỗi này là trái quy định, vi hiến.

vach mat vong xu phat vi pham vi pham giao thong kinh nghiem giao thong luat giao thong
Xem thêm